Những món ăn Sài Gòn nhắc đến là thèm

28/09/2016 21:53 | Ẩm thực

(Dulich - Thethaovanhoa.vn) - Sài Gòn hay thành phố Hồ Chí Minh giống như một “thiên đường ăn uống” thu nhỏ của Việt Nam. Ở xứ này, người ta chưa kịp thưởng thức hết những món ngon thì những món lạ đã tới tấp xuất hiện.

Nếu du lịch tới thành phố Hồ Chí Minh mà không “phải lòng” ẩm thực ở đây, xem ra bạn chưa hiểu hết mảnh đất này. Cùng khám phá những món ngon được xem như tâm hồn của thành phố; những món ngon mà hễ “nhắc đến là thèm” để xem bạn hiểu Sài Gòn mấy phần nhé!

Cơm tấm

Cơm tấm là món ăn đặc trưng và không thể thiếu khi nhắc tới ẩm thực của Sài Thành. Cơm tấm phổ biến đến nỗi từ sáng cho tới tối, hễ đói bụng là người ta có thể nghĩ ngay tới nó. Món ăn được làm từ gạo tấm ăn kèm với sườn hoặc trứng ốp la.

Các quán ăn ở Sài Gòn ngày nay đã chế biến ra thêm nhiều món cơm tấm phong phú hơn như: cơm tấm sườn chả bì, cơm tấm gà quay… Cơm tấm ngon không phải nhờ cơm hay sườn mà chính là nhờ thứ nước chấm ăn kèm được rưới lên. Nước mắm chua ngọt được chế biến cầu kì, đánh thức vị giác của những thực khách và khiến người ta phải ngạc nhiên về hương vị của nó.


Phá lấu

Phá lấu là món ăn đặc trưng của người Sài Gòn; được làm từ nội tạng bò hoặc heo được nấu với các hương liệu tự nhiên như quế, hồi… để khử mùi. Phá lấu thường được ăn kèm với bánh mì. Nếu bạn là một “tín đồ” của những món xốt vang, chắc chắn bạn sẽ mê mẩn món phá lấu này.


Bánh tráng trộn

Bánh tráng trộn là món ăn vặt phổ biến nhất ở Sài Gòn. Đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp người ta ăn bánh tráng; từ đường phố cho tới trước cửa công viên, trường học…; từ người già, người trẻ cho tới trẻ con. Bánh tráng trộn là sự kết hợp hoàn hảo của những loại nguyên liệu đơn giản: bánh tráng khô, rau dăm, xoài chua, bò khô, trứng cút, muối tôm, đậu phộng và hành phi. Nếu bánh tráng trộn không phải là “đệ nhất” trong những món ăn vặt ở Sài Gòn thì thật khó để lựa chọn một “ứng cử viên” khác.


Hủ tiếu

Nếu như ở Hà Nội, đi đâu người ta cũng thấy phở thì ở Sài Gòn, đâu đâu cũng bắt gặp những tiệm hay đôi khi chỉ là những chiếc xe đẩy bán hủ tiếu. Nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là hủ tiếu Nam Vang – món ăn được bắt nguồn từ Campuchia nhưng lại do người Hoa sống ở Sài Gòn chế biến. Thịt heo, tôm, trứng cút khiến tô hủ tiếu như thêm đậm đà; chưa kể vô số loại rau ăn kèm như: xà lách, cần, giá, hẹ… tươi ngon.


Mỳ vịt tiềm

Mì vịt tiềm là một món ăn rất đặc biệt gần như chỉ có thể tìm thấy quán ăn ngon ở Sài Gòn. Vịt được hầm kĩ, thớ thịt mềm ngọt và đậm đà gia vị; cho dù thực khách khó tính nhất cũng sẽ phải hài lòng.


Bún mắm

Mặc dù Sài Gòn không phải là quê hương của bún mắm nhưng đây cũng là một trong những món ngon nhất định phải thử ở đây. Với những ai chưa quen, mùi của mắm sẽ làm họ sợ nhưng chỉ cần thử, nỗi lo sẽ tiêu tan. Nước dùng để chế biến bún mắm được chế từ cá linh, cá lóc hay cá sặc…nấu cho nhừ thịt rồi lược lấy phần nước trong, nêm gia vị sao cho vừa miệng. Điểm nhấn đặc biệt nhấn khiến người ta nhớ đến bún mắm Sài Gòn có lẽ là ở những thứ rau sống ăn kèm: bông súng, kèo nèo, bắp chuối thái sợi…


Bánh xèo

Bánh xèo ở Sài Gòn không giống bánh xèo ở bất kì xứ nào khác. Không ở đâu mà miếng bánh xèo lại khiến người ta “choáng ngợp” đến thế bởi kích thước của nó bằng đúng đường kính chiếc chảo tráng bánh. Nguyên liệu bên trong nhân bánh xèo cũng giống như mọi nơi, gồm: tôm, thịt, giá đỗ…nhưng rau ăn kèm thì không đâu giống vậy. Bánh xèo Sài Gòn đôi khi được ăn kèm với rau cải, một chút cay cay tê tê hay rau cách chua nhẹ.


Banh-khoai

Hàu né là một món ăn khá mới lạ ở Sài Gòn, khiến những “tín đồ” ăn uống ở thành phố này phải nhấp nhổm nếu chưa được thưởng thức. Một suất ăn thường có 4 đến 5 con hàu tươi ngon xếp quanh một quả trứng ốp la sau đó được rưới lên một lớp nước sốt chua ngọt béo ngậy. Hàu né bắt mắt hơn nhờ một vài cọng hành tây và rau mùi điểm xuyết; ăn kèm bánh mì. Nếu như Hà Nội có bánh mì chảo trứ danh thì Sài Gòn cũng tự hào có hàu né vừa lạ tai, vừa lạ miệng; không hổ danh “thiên đường ăn uống”.


Bích Ngọc - Vietnamtourism Hanoi

Tin cùng chuyên mục

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Đặc sắc Tuần lễ ẩm thực “Hương vị Peru” tại Hà Nội

Tuần lễ ẩm thực "Hương vị Peru" lần thứ 2 tại châu Á ("Flavors of Peru"- II Edition Asia) được tổ chức từ ngày 9-13/7 tại Hà Nội nhân kỉ niệm 204 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Peru.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì, Hà Nội: Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống.

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Di sản ẩm thực phố cổ Hà Nội (kỳ 1): Từ những "nếp nhà"…

Với rất đông thực khách, những món ăn như chả cá Lã Vọng, cà phê trứng... bấy lâu nay đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho hệ giá trị ẩm thực phố cổ nói riêng và Hà Nội nói chung.

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới 7/7: Những lợi ích của việc ăn sôcôla

Ngày Sôcôla Thế giới diễn ra vào ngày 7/7 hàng năm. Đây là dịp để mọi người cùng nhau thưởng thức hương vị, cũng như khám phá lịch sử của sôcôla.

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Giữ nghề truyền thống giữa nhịp sống hiện đại

Trong bối cảnh hiện đại hóa nông thôn, việc gìn giữ và phát triển các nghề truyền thống không chỉ là nhiệm vụ bảo tồn văn hóa mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.

Du lịch 'chạm – học – thưởng' với trà Shan Tuyết cổ thụ Hà Giang

Du lịch 'chạm – học – thưởng' với trà Shan Tuyết cổ thụ Hà Giang

Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ mê hoặc du khách bởi những cung đường đèo hiểm trở, những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ hay nền văn hóa đa sắc tộc. Nơi đây còn ẩn chứa một báu vật xanh: những rừng chè Shan Tuyết cổ thụ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm tuổi.

Lãng du cùng hồn sen Hà Nội: Nơi ẩm thực kể chuyện văn hoá

Lãng du cùng hồn sen Hà Nội: Nơi ẩm thực kể chuyện văn hoá

"Lãng du với hồn sen Hà Nội" mang tới không chỉ một không gian trưng bày của Sen mà còn khám phá chiều sâu văn hóa, ký ức và triết lý sống của người Việt ẩn chứa trong loài hoa biểu tượng này.

Phở Hà Nội - Hương vị của di sản

Phở Hà Nội - Hương vị của di sản

Phở Hà Nội, món ăn tưởng chừng giản dị, đã trải qua hàng thế kỷ để trở thành tinh hoa ẩm thực, biểu tượng của văn hóa Thủ đô.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.