Kinh nghiệm du lịch – phượt Trương Gia Giới - Phượng Hoàng Cổ Trấn cực kỳ hữu ích

15/02/2017 06:57 | Tư vấn

(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Đi du lịch Trung quốc tự túc, nếu không biết tiếng Trung thì trở ngại lớn nhất có lẽ là vấn đề ngôn ngữ. Tuy nhiên nếu chuẩn bị kỹ lưỡng thì hoàn toàn không phải là không làm được. Sau một lần liều ôm phản lao ra biển, tôi đã đủ tự tin để có thể tự lang thang Trung Quốc mà chỉ cần biết mỗi từ “pú tủng”. Hy vọng với những chia sẻ dưới đây về hành trình Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn, nhiều người cũng sẽ đủ can đảm ôm phản nếu thích.


Sông Đà Giang ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

1. Hiểu về địa danh, vị trí địa lý:

• Trương Gia Giới (TGG) (Zhangjiajie -张家界) : là một thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Hồ Nam Trung Quốc, cách Hà nội khoảng hơn 1,000km. Đến Trương Gia Giới thường du khách sẽ tham quan 2 điểm chính là Rừng Quốc gia Trương Giới (Zhangjiajie National Park -湖南张家界国家森林公园) và núi Thiên Môn (Tiamen Mountain - 天门山). Rừng quốc Gia Trương Gia Giới được thành lập năm 1982, sau đó thành di sản thiên nhiên được Unesco công nhận vào năm 1992. Nơi đây có các ngọn núi có hình dáng đặc biệt (pilar-like), được Holywood chọn làm bối cảnh cho bộ phim bom tấn Avatar.

• Phượng Hoàng Cổ Trấn (PHCT) (Phoenix County -凤凰县) là một thị trấn cổ, cách Trương Gia Giới khoảng 230km về phía nam, nằm bên dòng sông Đà Giang, với những con ngõ nhỏ, những cây cầu các loại bắc qua sông…

2. Mùa thích hợp để du lịch:

Theo như thông tin trên các website thì mùa nào cũng có những nét quyến rũ riêng cho 2 điểm du lịch này. Tuy nhiên mùa cao điểm là từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa đông (thậm chí có tuyết) ở Trương Gia Giới giá vé tham quan sẽ giảm gần 1 nửa, và phòng khách sạn cũng rẻ hơn.Lưu ý tuyệt đối không nên đi vào tuần đầu tháng 5 do ngày Quốc tế Lao động, tuần đầu tháng 10 do Quốc khánh Trung Quốc, dịp tết Trung thu (những thời điểm này thì không nên đi đâu ở Trung quốc chứ không riêng 2 điểm này :D)

3. Múi giờ: GMT+8 (có nghĩa là trước Việt Nam 01 giờ)

4. Tiền tệ: Đồng tiền sử dụng là Nhân dân tệ (yuan hay CNY hay RMB). Lưu ý khi đi sâu vào trong Trung quốc, không còn ở những tỉnh biên giới thì việc đổi ngoại tệ, cụ thể là USD sẽ không dễ dàng. Không thể tìm được những hàng đổi tiền tư nhân nên phải vào ngân hàng, khai một đống form mới đổi được, nhọc ra phết, nhất là khi nhân viên ngân hàng cũng không biết tiếng Anh. Vì vậy nên tính toán đổi đủ (dư) để tránh mất công ở VN trước khi đi.


Sông Đà Giang

5. Làm sao đến?

Do không có đường bay thẳng đến 2 địa điểm này cũng như để giảm chi phí, tôi lựa chọn di chuyển bằng đường bộ theo lịch trình sau:

Hà Nội – Nam Ninh: đi tàu liên vận quốc tế, vé mua tại ga Gia Lâm (tầm 780k/vé/1 chiều/giường nằm mềm), nhớ mang theo hộ chiếu đã có visa. Mua trước tầm 1-2 hôm cho chắc. (Mã tàu MR1, giờ chạy 21.40-11.00+1)

• Nam Ninh – Trương Gia Giới (TGG): đi tàu nội địa, vé mua qua trang www.travelchinaguide.com, 207CNY + 40CNY service/vé nằm cứng (Mã tàu 2012, giờ chạy 17.20 – 8.20+1). Đến ga Nam Ninh ra xếp hàng in vé.

TGG – Phượng Hoàng Cổ Trấn (PHCT): đi xe bus. Vé mua tại bến xe trung tâm TGG (nên mua trước một hôm). Một ngày có 4 chuyến. Chuyến cuối cùng lúc 17.30. Giá vé 65CNY, chạy tầm 4.5giờ.

* PHCT – Hoài Hoá: Do ở PHCT không có ga xe lửa nên phải di chuyển từ PHCT ra Cát Thủ (Jishou -吉首) hoặc Hoài Hoá (Huáihuà Shì -怀化市). Tôi chọn điểm trung gian là Hoài Hoá, đi bằng xe dịch vụ rất sẵn giá 40CNY/người, chạy mất chừng hơn 1 tiếng, có thể nhờ luôn chủ khách sạn book vé.

• Hoài Hoá – Nam Ninh: đi tàu nội địa, vé mua qua trang www.travelchinaguide.com 170CNY + 40CNY service/vé nằm cứng (Mã tàu 2011, 21.15-9.52+1)

• Nam Ninh - Hà Nội: đi tàu liên vận quốc tế, nên mua vé trước tại ga Nam Ninh vào ngày đến, giá chừng 300CNY. (Mã tàu T8701, giờ chạy 18.20-4.45+1)


Con đường có 99 khúc cua ở Thiên Môn Sơn

Lưu ý:

Vé tàu mua qua trang online có thể trả qua paypal (mất phí), hoặc nêú có người quen làm ăn buôn bán bên đó thì nhờ chuyển tiền.

Đi tàu bên TQ hoàn toàn không đáng sợ như mọi người doạ.

Tại ga Nam Ninh có các biển chỉ dẫn có tên ký hiệu các chuyến tàu với phiên âm tiếng Anh, khi vào lưu ý đi cổng người soát vé (vì dân TQ có thể qua cửa tự động xoẹt xoẹt bằng chip vì họ có ID card).

Tại ga Hoai Hoá thì vừa vào đã có nhân viên ra mời sử dụng dịch vụ ngồi chờ tàu ghế mềm và được mở cửa vào tàu sớm hơn (10 tệ/người), dịch vụ xe điện chạy ra tận toa xe lửa (10 tệ/người). Tất nhiên múa với nhau mệt mới hiểu nhau ☺.

Lên tàu họ sẽ thu vé và phát cho 1 thẻ cứng, nhớ giữ thẻ cẩn thận vì sẽ lại đổi lại khi gần đến. Nhân viên họ toàn nói tiếng Trung hết nên chỉ cần lưu ý như sau:

• Nếu họ cầm quyển sổ đến (lúc mới xuất phát và lúc gần đến nơi) thì tự động đưa vé (thẻ) để đổi.

• Nếu đi tàu liên vận QT thì khi họ đập cửa và xổ 1 tràng thì có nghĩa là xuống làm thủ tục. Còn ngoài ra họ chẳng làm phiền mình.

Bến xe bus TGG đi PHCT thì cần so mặt chữ một chút, và nói chung cứ cầm vé lao ra chỉ chỉ với người soát vé, rồi giơ vào mặt lái xe, rồi giơ vào hành khách đi cùng, kiểu gì cũng lên đúng xe.


Hoàng hôn ở khu Natural Great Wall

6. Nhập cảnh:

Vào Trung Quốc cần có visa. Thời gian làm là 4 ngày làm việc. Giá dịch vụ từ 70-80$/pax.

Tàu chạy tới ga Đồng Đăng sẽ xuống làm thủ tục xuất cảnh. Phải mang theo toàn bộ hành lý. Sau đó chạy tiếp đến ga Bằng tường sẽ lại xuống đúng như thế. Khi nhập cảnh vào Trung quốc bị kiểm tra tương đối gắt gao, hành lý vừa phải chạy qua máy quét vừa phải mở ra cho một anh mặt lạnh tanh bồng súng thò tay vào ngoáy ngoáy.Tổng thời gian cho việc xuất nhập cảnh chừng 2 tiếng rưỡi ở 2 điểm.

7. Ngôn ngữ:

Số lượng người có thể giao tiếp bằng tiếng Anh ở Trung Quốc rất ít, vì vậy nếu tự đi và không biết tiếng thì cần chuẩn bị như sau:

• Một số câu thông dụng/hoặc có thể sẽ phải sử dụng bằng tiếng Trung (nhờ bạn bè hoặc Google) in ra giấy (nghĩ ra các câu càng nhiều càng tốt phòng khi cần, chứ không thì vớ vỉn còn không tìm được nhà vệ sinh ☺)

• Lưu sẵn một số hình ảnh trong điện thoại như món ăn yêu thích, hay một số vật dụng cần, địa điểm cần miêu tả để khi cần thì lôi ra, đỡ phải múa.

• Cài phần mềm dịch Việt-Trung hoặc Anh-Trung vào máy điện thoại, phải hoạt động được offline phòng khi không có mạng.

• Lưu sẵn các địa chỉ, địa danh mình muốn đến bằng tiếng Hán.

• Ở TGG do rộng di chuyển tham quan nhiều nên tôi thuê guide 2 hôm với giá 400CNY/ngày. Về PHCT thì chỉ loanh quanh ở đó nên từ khi lên xe bus từ TGG thì tự đi.


Vẻ đẹp mê hồn của Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm

8. Tham quan:

• Trương Gia Giới: Là một thành phố lớn phết chứ không phải là một thị trấn tù mù như tôi tưởng ☺. Bến xe bus ở ngay cạnh nhà ga tàu đến nên rất tiện. Như đã nói trên thì 2 địa điểm du lịch chính ở đây là Rừng quốc gia TGG và núi Thiên Môn.

+ Rừng quốc gia TGG: (xem ảnh để biết sơ đồ).

Nằm cách thành phố TGG chừng 45phút đi xe bus (vé 20CNY/người). Vé vào cửa là 245CNY/người/3 ngày. Trong vé đã bao gồm cả xe bus đưa đón giữa các điểm tham quan chính. Chỉ có trả tiền cáp treo thêm. Vì di chuyển không gần, rừng lại rất rộng nên nên ngủ một đêm ở đây.

+ Tôi vào bằng Cổng chính Rừng quốc gia, về bằng Cổng Vũ Lăng Nguyên (có đánh dấu trên bản đồ)

+ Các khu chính ở Trương Gia Giới

• Dương Gia Giới (Yangjiajie -杨家界) : Có thể lên bằng cáp treo với giá 80CNY/người/lượt. Ga cáp treo gần cổng vào chính. Khu này có Natural Great Wall, Ô Long Trại và Tianbo House là những điểm tham quan đẹp để ngắm hoàng hôn.

• Viên Gia Giới (Yuanjiajie -袁家界): Là khu nổi tiếng và đông khách tham quan nhất ở đây do có đỉnh Hallelujah hay còn gọi là đỉnh Avatar. Ngoài ra còn có những điểm ngắm cảnh như Mê Hồn Đài, Thiên Hạ Đệ nhất cầu, thang máy Bái Long từ đỉnh núi xuống (một chiều đi có giá 72 CNY/người, mỗi lần thang chở 20 người nên cố chọn là người ở đầu lượt là tốt nhất sẽ được đứng gần cửa kính mới tận hưởng được sự kỳ thú, đứng trong thì chỉ nhìn lưng người khác phí tiền).

• Thiên Tử Sơn (Tianzishan -天子山): Cũng là khu đông và cảnh quan đẹp với nhiều platform ngắm cảnh. Cáp treo khu này không được cho phép hoạt động nữa nên nếu xuống tham quan 10 Mile Nature Galery sẽ phải leo bộ tầm hơn 1000 bậc hoặc ngồi kiệu dịch vụ.


Phượng Hoàng Cổ Trấn trong nắng chiều

+ Ngoài ra còn có các điểm tham quan sau:

* Suối Golden Whip Stream : đi dọc theo suối cũng không có gì quá đặc biệt.

* Laowuchang: là khu có ruộng bậc thang nhưng nhỏ thôi nên tôi không đi vì thời gian không có và không lạ lẫm với ruộng bậc thang.

• Thiên Môn Sơn: Ga cáp treo lên Thiên Môn Sơn nằm ngay trung tâm thành phố TGG. Vé vào cửa (bao gồm cáp treo lên đỉnh núi, xe bus đi về) là 258CNY/người/1 ngày. Đây chính là khu có Cổng trời nơi đã có 3 máy bay bay chui qua, cầu đáy kính nổi tiếng (vé vào là 10CNY/người), con đường 11km với 99 khúc cua sẽ được trải nghiệm trên đường xuống. Cáp treo ở đây thì quá hoành tráng, vượt qua tận 3 dãy núi và nhiều lúc dốc ngược, khoảng cách các cột cũng làm hơi hãi :D. Cảnh núi non thì hùng vỹ nhưng cũng không quá đặc biệt, song các bạn TQ cũng bịa ra nhiều cái để đi để xem. Nhiều điểm tham quan có hỗ trợ máy móc như cáp treo và thang cuốn nên người yếu cũng có thể đi được (phải trả thêm tiền).

Khác: Ngoài ra ở TGG còn có một số điểm tham quan khác như hồ Baofeng, hang Rồng vàng (tôi không đi :D)

• Phượng Hoàng Cổ Trấn (Fenghuang Cheng -凤凰县): Cũng như ở các thị trấn cổ khác, khu phố cổ sẽ bị chặn, có các trạm soát vé. Vé tham quan là 148CNY/người/48h. Họ bố trí các trạm soát vé tương đối chặt, nếu loanh quanh đi vòng cũng có thể thoát nhưng cũng không đi dạo dọc theo các tuyến đẹp được :D. Vé vào cửa sẽ bao gồm 9 điểm tham quan nhà cổ và một lần đi thuyên dọc theo sông. Thật ra vào các điểm tham quan cũng không thú vị lắm cộng thêm cũng không hiểu câu chuyện/lịch sử của điểm đó, nhưng việc đi tìm điểm tham quan theo bản dồ cũng là cơ hội để sục sạo hết các ngõ ngách của PHCT. Ở đây cũng không phải đi xa nhiều mà cứ loanh quanh trong các khu phố, các con ngõ, ngắm các cây cầu là đủ thích thú mấy ngày rồi.


Cây cầu đá xây theo nhịp bước chân người trên sông Đà Giang ở Phượng Hoàng Cổ Trấn

9. Ngủ:

• Trên tầu ngủ không đến nỗi tệ hay sợ hãi quá. Dù là giường cứng nhưng vẫn có đệm mỏng, chăn gối đầy đủ.

• Lưu ý là các khách sạn nhỏ ở TQ chủ không biết tiếng Anh nên đặt phòng qua Agoda, booking.com rất dở vì họ có biết đọc đâu mà confirm order. Thậm chí khách sạn nghỉ sửa chữa cũng không thèm update cho trang web nên tôi bị dính chưởng 2/3 khách sạn đặt bên đó. Nên đặt qua các trang TQ hoặc các kênh khác (ví dụ nhờ guide)

• Ở TGG có rất nhiều khách sạn, tôi chọn khách sạn nhỏ Zhangjiajie Yijiaqin Hotel nằm ngay gần ga và bến xe bus (đi bộ 5phút). Do chủ nói được tiếng Anh nên được Tripadvisor recommend nhiều.

• Trên núi thì khu tập trung nhà hàng khách sạn là làng Đinh Hương Dung (Dingxiangrong -丁香榕).

• Ở PHCT cũng có rất nhiều khách sạn ở trong khu phố cổ. Các khách sạn dọc theo sông sẽ đắt hơn phía trong. Tôi ở khách sạn Fenghuang Ancient city Jiaxing inn, recommend khách sạn này vì xây mới, phòng ốc sạch sẽ, có xí bệt (vì ở TQ đâu đâu phần lớn cũng là xí xổm hihi). Bà chủ khách sạn lại quá nhiệt tình và tốt bụng, đi vài bước là ra đến điểm ngắm cảnh đẹp của bờ sông Đà Giang.

• Giá phòng ở bình dân ở TQ cũng không đắt trừ ở lên làng Đinh Hương Dung là bị overprice chút. Ở TGG và PHCT phòng chừng 120-150CNY/đêm là ở ổn.

10. Ăn:

Lần này đi chơi vụ ẩm thực không quá thú vị bởi vì thức ăn hơi nhiều dầu mỡ, đồ nướng nhiều nhưng luôn thoang thoảng hăng hăng một loại gia vị có trong cari Ấn độ, không hợp khẩu vị chúng tôi, có lẽ vùng Hồ Nam thế ☺. Giá cả ăn uống cao hơn ở VN. 2 người ăn cơm bình dân rất thường cũng tầm 80-100CNY. Đặc biệt là hàng ăn thì đâu cũng có, kể cả hàng ăn vặt ngoài đường nhưng tìm hàng cafe ngồi ngả ngớn đợi tầu xe không dễ tí nào.

Ở Hoài Hoá tìm thấy hàng Pizza Hut có bán CF mà mừng hú. Còn ở Nam Ninh thì mò ra gần khu đi bộ (trung tâm mua sắm thì rồi cũng có). Vào những hàng CF Tây kiểu này thì một món đồ uống giá từ 30-50CNY (đắt nhỉ hihi).Trên tàu thì có một thùng cung cấp nước nóng (ở ga cũng có) nên đồ ăn chủ yếu của mọi người là mỳ cốc.


Vẻ đẹp khó tả của Phượng Hoàng Cổ Trấn về đêm

11. Chơi:

Ở TGG có show The Fairy Fox Show là một show diễn nằm ở chân núi Thiên Sơn, sân khấu dựa vào chính địa hình thiên nhiên, diễn ra ngoài trời nên phải mang theo áo ấm mặc ☺ . Tuy nhiên ở ngoài họ cũng cho thuê khăn áo luôn. Giá vé là 238CNY/người/vé hạng vừa. Đây là một bữa tiệc về âm thanh, ánh sáng, màu sắc. Sân khấu cũng đẹp. Nói chung là thấy các bạn TQ đã làm gì là hoành tráng.

Ở PHCT thì tối đến vô cùng sôi động bởi các các quầy bar nhạc xập xình, đèn nhấp nháy (khác hẳn với vẻ cổ kính của thị trấn), các hàng cafe nhạc sống các loại. Tôi thì hay chọn một hàng không quá ồn ào ngồi ngắm bờ sông Đà Giang.

12. Lịch trình và chi phí tham khảo.

• Ngày 1 (Thứ 6) Hà Nội – Nam Ninh

+ 21.40 lên tàu ở ga Gia Lâm đi Nam Ninh. Ngủ đêm trên tàu

• Ngày 2 (Thứ 7) Nam Ninh –Trương Gia Giới

+ Khoảng 11h trưa thì đến ga Nam Ninh. Nghỉ ngơi lượn loanh quanh Nam Ninh.

+ 16.45 có mặt tại ga để chuẩn bị lên tàu (ga đầu nên mở cửa cho vào trước 30ph).o Ngủ đêm trên tàu.

• Ngày 3 (CN) Trương Gia Giới – Rừng quốc gia TGG : Khu Dương Gia Giới

+ 8.20 tàu vào ga.hoặc Tour guide đón tại ga, chuyển hành lý về KS ở TGG, chỉ mang theo 1 số đồ thiết yếu. Bắt đầu tham quan Rừng quốc gia TTG o Tham quan Dương Gia Giới (Yangjiajie). Đi cáp treo một chiều, lên Ô Long Trại, chụp hoàng hôn tại Tianbo hoặc Natural Great Wall

+ Ăn trưa, ăn tối trên núi.o Nghỉ đêm tại làng Đinh Hương Dung.


Thành phố Trương Gia Giới

• Ngày 4 (Thứ 2) Rừng quốc gia Trương Gia Giới: Thiên tử sơn + Viên Gia Giới (Khu Avatar)

+ Sáng tham quan Thiên Tử Sơn.

+ Chiều di chuyển đến khu Viên Gia Giới (Yuanjiajie, nơi làm bối cảnh dựng phim Avatar). Có mặt ở đây tầm 5h chiều. Thăm đỉnh núi Hallelujah Mountain, Đệ nhất thiên hạ Kiều, Mê hồn đài…

+ Chiều về Trương Gia Giới

+ Tối đi xem show Tianmen fairy fox .

+ Ngủ đêm ở Trương Gia Giới

• Ngày 5: (Thứ 3) Trương Gia Giới : Thiên Môn Sơn – Phượng Hoàng Cổ Trấn

+ Tham quan Thiên Môn Sơn từ sáng đến 14h chiều.o Di chuyển sang Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng xe bus. o Nghỉ đêm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn

• Ngày 6 & 7: (Thứ 4 & thứ 5) Phượng Hoàng Cổ Trấn

+ Lang thang tham quan PHCT (Nếu không dư dả thời gian có thể bớt 1 ngày ở đây)

• Ngày 8 (Thứ 6): PHCT – Hoài Hoá – Nam Ninh:

+ Buổi sáng ăn chơi nghỉ ngơi đi dạo ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Trưa thuê xe dịch vụ đưa đến ga Hoài Hoá (giá khoảng 40RMB/người). Tầm 1.30 chiều đến nơi.

+ Lang thang chơi ở Hoài Hoá.

+ 21.25 lên tàu, ngủ đêm trên tàu

• Ngày 9 (Thứ 7): Nam Ninh – HN:

+ 10h sáng tàu đến Nam Ninh.

+ Gửi hành lý ở ga, dạo chơi ở Nam Ninh.

+ 18.20 tàu chạy (đến trước 30phút). Ngủ đêm trên tàu. 5h sáng hôm sau CN 18/10 sẽ về đến HN.

Tổng chi phí (tất nhiên không kể mua sắm tại Nam Ninh hihi) là gần 16 triệu/người cho lịch trình như trên.


Dãy núi trùng điệp, hùng vĩ ở khu Thiên Tử Sơn

13. Các lưu ý khác:

• Nên mang theo một cuộn giấy vệ sinh và một chai rửa tay khô.

• SIM Chinamobi là 100CNY – đắt nên tôi không mua. Liên hệ về VN bằng viber vì mạng wifi tương đối phổ biến, nhất là trong các nhà hàng. Chủ yếu cần cho số ĐT thì họ gửi pass, tôi chỉ vào ĐT của người phục vụ múa múa là họ hiểu mình xin pass qua số ĐT của họ. FB bị chặn, gugo thì rất chậm (mấy ngày đầu tịt chả hiểu sao sau lại check được gmail).

• Dù đã có nhiều phương tiện hỗ trợ thì phải đi bộ và leo tương đối nhiều. Cho nên khi ở trên núi nên mang theo hành lý gọn nhẹ, giầy dép không đau chân.

• Nếu không nhiều người hoàn toàn có thể đi bằng phương tiện giao thông công cộng, đi với tour guide thì mình trả tiền xe bus cho họ, những điểm tham quan cần mua vé (kể cả show) họ giơ thẻ tour guide (được cấp chứng chỉ hành nghề là được vào free.

Ngọc Thu

Tin cùng chuyên mục

Du lịch Venice hậu đám cưới của tỉ phú Jeff Bezos

Du lịch Venice hậu đám cưới của tỉ phú Jeff Bezos

Sự kiện kết hôn đình đám của Jeff Bezos tại Venice không chỉ mang lại khoản lợi nhuận kếch xù mà còn khẳng định sức hút của thành phố trong ngành "du lịch cưới" cao cấp.

Thanh Hóa dừng hoạt động xe điện 4 bánh chở du khách ở Sầm Sơn từ 1/7

Thanh Hóa dừng hoạt động xe điện 4 bánh chở du khách ở Sầm Sơn từ 1/7

Ngày 26/6, lãnh đạo UBND Thành phố Sầm Sơn cho biết đơn vị đang tích cực phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Thanh Hóa) tổ chức tuyên truyền triển khai quy định pháp luật và quyết định của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm soát xe điện 4 bánh chở khách du lịch.

Tàu Thống Nhất Bắc – Nam dẫn đầu danh sách 24 hành trình tàu hỏa ấn tượng nhất thế giới năm 2025

Tàu Thống Nhất Bắc – Nam dẫn đầu danh sách 24 hành trình tàu hỏa ấn tượng nhất thế giới năm 2025

Thông tin từ Trung tâm Thông tin, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tạp chí du lịch quốc tế uy tín hàng đầu thế giới Lonely Planet số phát hành tháng 6/2025 đã gợi ý 24 hành trình tàu hỏa tuyệt vời nhất thế giới năm 2025, trong đó, tàu Thống Nhất của Việt Nam đứng đầu danh sách.

Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội mùa cao điểm du lịch

Cẩn thận tránh bẫy lừa đảo trên mạng xã hội mùa cao điểm du lịch

Du lịch là dịp để thư giãn, khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ. Thế nhưng, ngày càng nhiều du khách trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo tinh vi, khiến chuyến đi mơ ước hóa thành kỷ niệm buồn.

Trekking đường núi: Xu hướng "xê dịch" mới của giới trẻ

Trekking đường núi: Xu hướng "xê dịch" mới của giới trẻ

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, khi những điểm du lịch nghỉ dưỡng quen thuộc dần trở nên tẻ nhạt, làn sóng du lịch mang tên Trekking khiến cộng đồng đam mê "xê dịch" mê mẩn, đặc biệt là giới trẻ.

5 xu hướng du lịch định hình mùa Hè 2025: Khám phá thế giới theo cách mới

5 xu hướng du lịch định hình mùa Hè 2025: Khám phá thế giới theo cách mới

Khi mùa Hè đến, bạn đã nghĩ đến việc khám phá thế giới như thế nào chưa? Các "ông lớn" trong ngành du lịch như Airbnb, Booking.com hay Trailfinders đã có câu trả lời.

Khám phá toa tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng thiết kế độc đáo theo phong cách Đông Dương

Khám phá toa tàu tuyến Hà Nội - Hải Phòng thiết kế độc đáo theo phong cách Đông Dương

Từ ngày 10/5/2025, ngành Đường sắt đưa vào vận hành 20 toa hạng sang trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng với các mác tàu HP1/HP2, LP5/LP6, LP2/LP3 và LP7/LP8.

Thông tin mới về thu phí hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long

Thông tin mới về thu phí hành trình tham quan trên vịnh Hạ Long

Ngày 26/4, Ban Quản lý vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) thông tin về việc triển khai thu phí đối với các hành trình tham quan du lịch mới trên vịnh Hạ Long theo Nghị quyết số 51/2025/NQ-HĐND ngày 26/2/2025 của HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Tin mới nhất

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Peru mở cửa thành cổ gần 4.000 năm tuổi

Ngày 12/7, trong tiếng kèn vỏ ốc xà cừ, Penico - một thành cổ 3.800 năm tuổi của nền văn minh Caral, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới tại Peru - đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau 8 năm nghiên cứu và trùng tu.

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá

Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Tranh đá 7.000 năm tuổi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản Thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thế giới, vì những hình ảnh mô tả sống động về sinh vật biển và được cho là bức tranh miêu tả hoạt động săn cá voi lâu đời nhất thế giới.

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Di sản Văn hóa Thế giới Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là Di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là Di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Công nghệ AI định hình kỷ nguyên mới của ngành du lịch xứ Kim Chi

Ngành du lịch Hàn Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới với việc bổ nhiệm ông Choi Hwi Young - chuyên gia du lịch tư nhân đầu tiên - vào vị trí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Du lịch đêm Hà Nội: Thỏi nam châm hút khách, định vị du lịch Thủ đô

Thủ đô ngàn năm văn hiến không chỉ quyến rũ du khách bởi vẻ đẹp cổ kính vào ban ngày, mà còn đang bừng sáng một sức sống mới khi màn đêm buông xuống.

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm mới sản phẩm du lịch truyền thống, đẩy mạnh liên kết địa phương

Song song với phát huy những giá trị hiện có, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đang thúc đẩy đa dạng chương trình, làm mới sản phẩm truyền thống bằng cách gắn với nguồn tài nguyên mới sau hợp nhất các địa phương và cơ chế vận hành chính quyền 2 cấp.

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Số hóa để quảng bá giá trị di tích lịch sử đến du khách

Hải Phòng là địa phương có nhiều di tích lịch sử đặc biệt. Để giới thiệu giá trị đặc sắc của những di tích này đến với du khách, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố đã có thêm những hình thức quảng bá mới, trong đó có ứng dụng công nghệ số.

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Khám phá thành phố Taxco - "thủ đô bạc" của Mexico

Giữa những dãy núi trùng điệp của bang Guerrero (Mexico), có một thành phố nhỏ nhưng đầy mê hoặc là Taxco. Với lối kiến trúc thuộc địa Tây Ban Nha, nghề thủ công bạc truyền thống và không khí yên bình, Taxco được ví như "thủ đô bạc" của Mexico.

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Hồi sinh ngành dệt lụa, tơ tằm B’Lao

Giữa những guồng quay công nghiệp hiện đại, người thợ dệt tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn kiên trì bên khung cửi, se từng sợi tơ, giữ lại nét tinh hoa của nghề truyền thống.