Kịch bản cũ: Phải tập ít nhất trong 3 tháng
Từ giữa năm 2009, theo như kế hoạch do tỉnh Phú Thọ chuẩn bị, lễ khai mạc Giỗ tổ Hùng Vương 2010 sẽ do đạo diễn NSND Phạm Thị Thành đảm nhiệm cả trên 2 cương vị viết kịch bản và tổ chức dàn dựng. Tới tháng 11/2009, kịch bản Giỗ tổ được đạo diễn NSND Phạm Thị Thành hoàn thành với tên gọi Thiêng liêng đất tổ cội nguồn, bao gồm 3 chương, 11 cảnh và dự kiến diễn ra trong 96 phút.

Màn đánh trống đồng trong Lễ hội đền Hùng 2009
Tiếp đó, giữa tháng 3/2010, Bộ VH,TT&DL đã có công văn thông báo về việc đạo diễn - NSND Lê Hùng đảm nhiệm chức danh Tổng đạo diễn cho lễ khai mạc Giỗ tổ Hùng Vương. NSND Phạm Thị Thành giữ vai trò tác giả kịch bản văn học, còn nhà viết kịch Vũ Hải giữ vai trò tác giả kịch bản sân khấu kiêm phó tổng đạo diễn.
“Giao lại kịch bản cũ xong, gần như tôi không còn trực tiếp tham gia vào lễ khai mạc nữa vì còn phải dành thời gian dàn dựng lễ khai mạc Lễ hội cố đô Hoa Lư (tại Ninh Bình, diễn ra vào 18/4/2010)- bà Thành nói - Theo kịch bản cũ của tôi, việc tổ chức dàn dựng và tập luyện phải diễn ra ít nhất trong 3 tháng. Tôi cũng không rõ kịch bản mới sẽ sửa lại để triển khai dàn dựng thế nào cho kịp thời gian. Tuy nhiên, tôi rất mong mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp...”
Kịch bản mới được viết lại nhiều
Trao đổi với TT&VH, ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở VH,TT&DL Phú Thọ cho biết: Chương trình tập luyện tại lễ hội đền Hùng đã bắt đầu vào ngày 24/3/2010, tức là khoảng 3 tuần trước lễ khai mạc. Theo quan sát của ông Ân, chương trình tập luyện này đã diễn ra khá tốt, các diễn viên và đạo diễn làm việc rất ăn ý và nắm vững công việc của mình.
Không có chuyện tháo dỡ sân khấu sau đêm khai mạc. |
Chừng đó thời gian hoàn toàn là đủ để diễn viên “thuộc vai” và các lớp diễn ăn khớp. Những chương trình lễ hội mà tôi tham gia trước đó, thời gian tập luyện của diễn viên cũng không có chuyện kéo dài tới vài tháng trời. Ngoài ra, việc biểu diễn của các khối diễn viên cũng chỉ là một phần của đêm diễn. Bên cạnh đó phải kể tới các vấn đề phối nhạc, ghép kĩ xảo âm thanh ánh sáng... Những vấn đề này chúng tôi đã có kinh nghiệm tổ chức rất tốt- ông Hải cho biết.
Cũng theo lời ông Hải, phần nội dung kịch bản của NSND Phạm Thị Thành chỉ được giữ lại rất ít. Kịch bản mới được ông Hải viết lại gần như toàn bộ và bao gồm 5 chương chính. Ông Hải nói: “Việc chị Thành giữ vai trò tác giả kịch bản văn học và tôi giữ vai trò tác giả kịch bản sân khấu là một quyết định hợp cả tình và lý để mọi chuyện có thể thu xếp êm đẹp”.