Việt Nam, nhà không chỉ là chỗ ở. Đó là nơi neo giữ giá trị gia đình, là điểm tựa để nhân dân ta hàng nghìn năm nay chống chọi với thiên tai, địch họa

trên đất nước “sáng ngăn bão dông, chiều ngăn nắng lửa”. An cư lạc nghiệp, đó là chỗ dựa để mỗi con người, mỗi gia đình vươn lên phát triển, từ đó đất nước phát triển.

Sau 80 năm đất nước giành độc lập, 50 năm thống nhất đất nước và gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ ta với hệ thống chính sách an sinh xã hội đa tầng, bao phủ và toàn diện, chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, trong đó có nhà ở, nên hầu hết các hộ dân đã có nhà ở kiên cố, an toàn.

Tuy nhiên, còn một bộ phận hộ nghèo, bị tác động tiêu cực bởi thiên tai, biến đổi khí hậu đang ở trong những căn nhà đơn sơ, tạm bợ không đảm bảo an toàn hoặc chưa có nhà ở, tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng buồn hơn, còn nhiều hộ gia đình chính sách, người có công, những người đã chấp nhận hi sinh tình cảm và máu xương để bảo vệ Tổ quốc vẫn đang phải sống trong những căn nhà tạm, nhà dột nát.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến trao biểu trưng hỗ trợ nhà đại đoàn kết cho các hộ gia đình tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình (cũ) ngày 13/4/2024. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/1/2023, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng: "xoá bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu". 

Theo Nghị quyết, hiện tại chúng ta còn khoảng 5 năm nữa để hành động. Nhưng với sự hành động quyết liệt của Chính phủ, với người đứng đầu là Thủ tướng Phạm Minh Chính, các mục tiêu liên tục được nâng cao, thời hạn liên tục được rút ngắn. 

Ngày 13/4/2024, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Đây như 1 phát súng lệnh, bắt đầu cho 1 giai đoạn hành động mới, quyết liệt hơn với lộ trình chi tiết hơn với mục tiêu trong năm 2025 xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát.

Thủ tướng nêu rõ: Việt Nam đã trở thành một hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, phát triển đất nước, khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh. Đặc biệt luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng yếu thế, phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; có hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới.

Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, của toàn quân và toàn dân ta trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta, không hy sinh công bằng, tiến bộ xã hội, không hy sinh an sinh xã hội, không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.

Việc hỗ trợ nhà ở cho gia đình có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện trách nhiệm và đạo lý "Đền ơn đáp nghĩa" và "Thương người như thể thương thân", góp phần mang lại mái ấm tình thương cho người bị thiên tai, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu, cho người nghèo, người yếu thế để không ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng kêu gọi: "Tôi đề nghị các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp trong cả nước phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm với cộng đồng xã hội, nhất là với người nghèo, tập trung thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm sau: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025".

Ngày 5/10/2024 tại Hà Nội, Thủ tướng tiếp tục phát động Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”.

Thủ tướng chính thức phát động đợt cao điểm 450 ngày đêm để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát. Từ đó cả nước cùng chung tay và cùng nhau đếm ngược thời điểm đất nước xóa bỏ hoàn toàn hình ảnh những ngôi nhà dột nát, hình ảnh gợi nhớ về những đói khổ, nghèo nàn, lạc hậu.

Thủ tướng phát biểu: Từ nay đến hết năm 2025 chỉ còn khoảng 450 ngày đêm để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, khối lượng công việc rất nhiều, Thủ tướng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp hãy chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa trong việc chung tay xóa hết nhà tạm, nhà dột nát.

Từ đó đến nay, Thủ tướng liên tục chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo. Gần đây nhất, ngày 9/7, chủ trì phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đã đưa ra mốc thời gian cụ thể cho toàn quốc hoàn thành chương trình: Trước 27/7/2025: hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho tất cả gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công. Trước 31/8/2025: hoàn thành 100% số nhà tạm, nhà dột nát còn lại trên phạm vi cả nước, đúng vào dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.

Đây là lần đầu tiên một mốc thời gian cụ thể, có tính hiệu triệu quốc gia, được đặt ra cho một chính sách an sinh. Từ mục tiêu ban đầu là đến năm 2030, nhưng với tinh thần "làm ngay việc cần làm, không để chậm trễ thêm một ngày nào nữa", chúng ta đã rút ngắn thời hạn sớm hơn 5 năm so với kế hoạch ban đầu, từ năm 2030 xuống năm 2025, sau đó tiếp tục rút ngắn các mốc thời gian từ 31/12/2025 xuống 30/10/2025 và cuối cùng là 31/8/2025. Đây là nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và đặc biệt là người đứng đầu Chính phủ.

Kiên định, quyết liệt và gợi mở trong từng hành động, việc làm, trong các phiên họp Chính phủ, làm việc với từng địa phương và Ban chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính đều nhấn mạnh đây là mệnh lệnh từ trái tim, là thước đo về trách nhiệm và đạo lý trong quản trị quốc gia.

Thủ tướng đã không dừng ở chỉ đạo, mà trực tiếp thiết kế lại cách triển khai, huy động lực lượng công an, quân đội, điều tiết nguồn lực xã hội hóa và đặc biệt yêu cầu các địa phương tiết kiệm 5% chi thường xuyên để dành cho chương trình.

Không chỉ chỉ đạo từ xa, Thủ tướng đã nhiều lần trực tiếp đến các bản làng miền núi phía Bắc, vùng bão lũ miền Trung, khu dân cư nghèo, nơi còn những mái nhà xiêu vẹo, nơi căn nhà đàng hoàng vẫn còn là ước mơ xa xỉ, để chỉ đạo, đẩy mạnh triển khai việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Như lời TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: “Những nỗ lực nói trên không phải để nhận về lời khen, mà để nhận về những mái nhà thực sự cho người nghèo. Và từ đó, nhận về lòng tin bền vững của nhân dân cho Đảng và Nhà nước".

Người dân theo dõi không thể quên được những phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong các cuộc phát động, cuộc gặp gỡ hay chỉ đạo điều hành.

Trong lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay “xóa nhà tạm, nhà dột nát” ngày 13/4/2024 Thủ tướng phát biểu: “Việc hỗ trợ nhà ở cho gia đình có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo là việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện trách nhiệm và đạo lý "Đền ơn đáp nghĩa" và "Thương người như thể thương thân", góp phần mang lại mái ấm tình thương cho người bị thiên tai, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu, cho người nghèo, người yếu thế để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Thủ tướng kêu gọi mọi người dân, doanh nghiệp: “Ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít, tạo phong trào, xu thế vì người nghèo, vì phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát”.

Trong lễ phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát ngày 5/10/2024 với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi”, Thủ tướng kêu gọi: "Từ nay đến hết năm 2025 chỉ còn khoảng 450 ngày đêm để hoàn thành mục tiêu xóa bỏ toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát, khối lượng công việc rất nhiều, Thủ tướng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp hãy chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa trong việc chung tay xóa hết nhà tạm, nhà dột nát với tinh thần “Ai có gì góp nấy, ai có của góp của, ai có công góp công, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít” để mọi người dân được sống trong ấm no, hạnh phúc, trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào và không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Xóa nhà tạm, nhà dột nát không còn là một chính sách đơn thuần mà là một chiến dịch đồng hành, một hành động hàn gắn, một lời hiệu triệu toàn dân. Không có đóng góp nào là nhỏ, nếu xuất phát từ trái tim.

Và rồi đến cột mộc lịch sử ngày 2/9/2025 tới đây, khi cả dân tộc mừng 80 năm độc lập, chúng ta sẽ không chỉ nhìn thấy quốc kỳ tung bay, mà còn thấy hàng trăm ngàn ngôi nhà mới khang trang trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đó là những mái nhà của lòng dân, được dựng lên bằng niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng không để ai bị bỏ lại phía sau

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tính đến hết ngày 19/7, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 266.511 căn, trong đó, khánh thành 231.513 căn, đang khởi công, xây dựng 34.998 căn.

Cụ thể: Hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng là 41.843 căn trong đó khánh thành 35.031 căn và đang khởi công, xây dựng 6.812 căn; hỗ trợ nhà ở thuộc hai Chương trình mục tiêu quốc gia là 86.990 căn trong đó khánh thành 80.809 căn và đang khởi công, xây dựng 6.181 căn; hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là 128.760 căn trong đó khánh thành 109.220 căn và đang khởi công và xây dựng 19.540 căn…

So với thời điểm thống kê ngày 8/7, đến nay cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát thêm được gần 2.000 căn.

Ngày 16/7 Văn phòng Chính phủ cũng đã ban hành thông báo số 367/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Thủ tướng hoan nghênh tinh thần tích cực, chủ động của Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cùng các bộ, cơ quan, địa phương, lực lượng vũ trang đã bám sát tình hình, kịp thời đề xuất các phương án, triển khai quyết liệt, hiệu quả rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thủ tướng biểu dương và đánh giá cao tinh thần vào cuộc quyết liệt và trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm đã chủ động tham gia và cam kết đi đôi với hành động, thể hiện trách nhiệm cao cả và tính nhân văn sâu sắc của dân tộc ta với tinh thần "Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", "Không để ai bị bỏ lại phía sau".

Xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhân dân và tri ân các anh hùng, liệt sĩ, những người có công với cách mạng. Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ này, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trước ngày 31/8/2025, trong đó hỗ trợ nhà ở cho người có công, gia đình liệt sĩ hoàn thành trước ngày 24/7/2025 nhằm thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Đồng thời, các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, phát động mạnh mẽ Phong trào chung giúp nấy; ai có công giúp công; ai có của giúp của; ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít"; mỗi căn nhà là "một món quà, một mái ấm, một tình thương", thể hiện "tình dân tộc, nghĩa đồng bào" tốt đẹp của dân tộc ta.